Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Tham gia hoạt động cộng đồng - Tuần 26
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Tham gia hoạt động cộng đồng - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ke_hoach_giao_duc_hoat_dong_trai_nghiem_1_ket_noi_tri_thuc_c.docx
Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Tham gia hoạt động cộng đồng - Tuần 26
- TUẦN 26, TIẾT 1 Thứ hai, ngày tháng năm 2021 Hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề: THAM GIA HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG Bài: CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3 I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Trách nhiệm: Thể hiện tình cảm với cô, mẹ, các bạn gái và những người phụ nữ sống quanh em. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Biết chia sẻ lời chúc tốt đẹp đến những người phụ nữ nơi em sống. 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Rèn kĩ năng đánh giá kết quả hoạt động; hình thành phẩm chất tự tin, chăm chỉ, trách nhiệm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Trước một tuẩn cẩn chuẩn bị: a) Đối với nhà trường - Địa điểm diễn ra hội thi: cắm hoa, xé dán, vẽ, Mỗi môn thi nên có khu vực, phòng riêng. Môn thi do nhà trường tự chọn theo yêu cầu của trường; - Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động; - Biểu điểm các môn thi, cơ cấu giải, BGK (chọn cử 10 GV và 15 HS, trong đó có hai GV và ba HS cho mỗi môn). Công bố danh sách giám thị, giám khảo tại phòng hoạt động chung của nhà trường. Gửi biểu điểm đến BGK; - Phòng trưng bày sản phẩm sau khi thi. b) Đối với GV GV phụ trách: - Phát động phong trào trước một tháng, gửi văn bản ve GVCN các lớp;
- - Hướng dẫn chuẩn bị hội thi “Đôi bàn tay khéo” để chào mừng Ngày Quốc tê' Phụ nữ 8-3; - Lập danh sách dự thi “Đôi bàn tay khéo” các môn; - Phân công lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 8-3. * GV Thể dục: Chuẩn bị các dụng cụ trò chơi dân gian, in phiếu giấy (thay thế cho các mệnh giá tien). * GVCN: Cho HS đăng kí các môn thi theo yêu cầu và gửi danh sách ve TPT, cụ thể là: - Làm thiệp; - Xé dán; - Vẽ tranh. * GV Mĩ thuật: Hướng dẫn HS cách làm thiệp, xé dán, vẽ tranh. c) Đối với HS - Đăng kí tiết mục văn nghệ chào mừng 8-3. - Đăng kí tham gia hội thi “Đôi bàn tay khéo” hoặc “Trò chơi dân gian” (tất cả HS đeu tham gia); HS đăng kí dự thi môn nào tự chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu môn đó để dự thi; Để tiết kiệm thời gian, HS tham gia thi có thể chuẩn bị phác thảo ban đầu, ví dụ: cùng bố mẹ/ anh chị chuẩn bị thiết kế hình dạng thiệp, cách trang trí, viết lời chúc ở nhà, khi thi chỉ cần trang trí hoàn thiện. - Chuẩn bị tiết mục văn nghệ theo sự phân công của nhà trường. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não. - Thảo luận theo nhóm. - Suy ngẫm.
- IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1: Chào cờ, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, biễu diễn văn nghệ chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3. 1. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ. Khi chia sẻ, trình bày và hợp tác cùng các bạn. 2. Triển khai hoạt động: - HS điều khiển lễ chào cờ; đọc lời chào mừng. - Dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3. Các lớp biểu diễn văn nghệ theo lời dẫn. - Giới thiệu đại biểu tham dự. 3. Dự kiến sản phẩm: - HS tích cực tham gia các hoạt động với khả năng của HS. * Hoạt động 2: Triển khai hội thi “ Đôi bàn tay khéo ”. 1. Mục tiêu: - Chia sẻ lời chúc tốt đẹp đến những người phụ nữ nơi em sống. 2. Triển khai hoạt động: □ Bước 1: GVphụ trách công bo nội dung, thể lệ, BGK hội thi - Thể lệ cuộc thi: + Nội dung chủ để: Chào mừng Ngày Quốc tê' Phụ nữ 8-3.
- + Hình thức: thi xé dán, vẽ, làm thiệp, theo danh sách các lớp đăng kí. + Thời gian thi: một tiết. - Công bố danh sách giám thị các môn và BGK. □ Bước 2: Triển khai hội thi “Đôi bàn tay khéo” Giám thị các môn dẫn HS mang theo nguyên vật liệu tự chuẩn bị vể vị trí quy định để dự thi. Khi HS thi xong, giám thị hướng dẫn trưng bày sản phẩm để BGK chấm thi. 3. Dự kiến sản phẩm. - HS vui vẻ, thoải mái sau khi tham gia hoạt động. * Hoạt động 3: Hội thi “Trò chơi dân gian”. 1. Mục tiêu: - Biết chia sẻ lời chúc tốt đẹp đến những người phụ nữ nơi em sống. 2. Triển khai hoạt động: (Hoạt động này diễn ra song song với hội thi “Đôi bàn tay khéo’.’ Những HS không tham gia thi “Đôi bàn tay khéo” ở lại sân trường để tham gia trò chơi này.) Trò chơi “ Kết bạn ” ■ Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính toán nhanh, giáo dục tình đoàn kết. ■ Cách chơi: Cho cả trường cùng đọc thuộc câu đế trò chơi: “Tung tăng ta múa ca, có bảy có ba, vui sao vui quá, có bạn thừa ra” Đọc từ chậm đến nhanh, HS chơi chạy vòng tròn theo tốc độ đọc, khi nghe quản trò hô “Kết bạn” tất cả cùng hỏi “Kết mấy?”. Quản trò hô “Kết 3” hoặc “Kết 4”, HS không kết với bạn nào là mất lượt chơi, trở vể chỗ ngồi ban đầu.
- ■ Triển khai chơi: - Mời 30 - 40 HS đứng vòng tròn cầm tay nhau. - Chơi thử một lần: + GV hướng dẫn chơi mẫu, sau đó mời HS xung phong làm quản trò lên cho các bạn chơi. Cả trường đọc: “Tung tăng ta múa ca, có bảy có ba, vui sao vui quá, có bạn thừa ra” từ chậm đến nhanh. HS đội chơi đi vòng tròn theo nhịp đọc hoặc hát “tung tăng ta múa ca, có bảy có ba, vui sao vui quá, có bạn thừa ra” Sau mỗi lần đọc, GV nêu khẩu lệnh “Kết bạn”, HS hỏi lại “Kết mấy? Kết mấy?”. GV trả lời “Kết 3” (hoặc 4, 5, 6, 7, ). Trò chơi cứ thế tiếp tục đến hết giờ quy định. Nhóm bạn nào còn lại cuối cùng cuộc chơi là thắng cuộc. - Chơi thật. - Trò chơi dân gian kết thúc, HS trở vể lớp học. 3. Dự kiến sản phẩm. - Biết chia sẻ lời chúc tốt đẹp đến những người phụ nữ . HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI - Trưng bày sản phẩm dự thi, BGK chấm thi, gửi bảng điểm vể Ban Tổ chức. - Giờ ra chơi, GV và HS tham quan gian trưng bày sản phẩm. - Tiếp tục rèn luyện “Đôi bàn tay khéo” qua môn Mĩ thuật. ĐÁNH GIÁ - TPT nhận xét tinh thần, thái độ của HS khi tham gia các trò chơi, tuyên dương quản trò đã điểu khiển trò chơi tốt. - Khen ngợi các em HS đã tích cực thể hiện lời ca, tiếng hát chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ. - Mời 1 số HS chia sẻ lời chúc tốt đẹp đến những người phụ nữ nơi em sống, sau đó GV nhận xét.
- TUẦN 26, TIẾT 2 Thứ tư, ngày tháng năm 2021 Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ: THAM GIA HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG BÀI 17: HÀNG XÓM NHÀ EM (tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Nhân ái: Có ý thức yêu thương, quan tâm với những người hàng xóm xung quanh. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Biết ứng xử phù hợp với những người hàng xóm xung quanh. 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống: + Kể được những việc làm thể hiện quan hệ tốt với hàng xóm. + Thể hiện được lời nói, hành động thân thiện, kính trọng, lễ phép với những người hàng xóm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Các tình huống làm quen với những người hàng xóm mới hoặc giúp đỡ lẫn nhau của những người hàng xóm, phù hợp với thực tiễn để HS tập giải quyết, xử lí. b) Đối với HS - Nhớ lại những kĩ năng làm quen với bạn mới, thân thiện với mọi người để vận dụng vào làm quen và thân thiện với hàng xóm, đồng thời chuẩn bị nội dung chia sẻ với cả lớp vể những người hàng xóm của mình; thẻ học tập. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não - Suy ngẫm - Thảo luận nhóm IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC • Khởi động: GV cho cả lớp hát tập thể/ chơi trò chơi để HS có tâm thế thoải mái
- bước vào hoạt động. THỰC HÀNH • Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống 1. Mục tiêu: 2. Cách tiến hành - GV chia lớp thành 4 - 6 nhóm. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: nhóm 1, 3 và 5 xử lí tình huống 1; nhóm 2, 4 và 6 xử lí tình huống 2. + Tình huống 1: Minh vừa bước ra cửa thì gặp bác Hùng mới chuyển đến gần nhà. Nếu là Minh, em sẽ làm gì? + Tình huống 2: Cô Hằng hàng xóm nhờ Lan trông em giúp vì cô có việc bận. Nếu là Lan, em sẽ làm thế nào? - Các nhóm thảo luận cách xử lí và phân công bạn sắm vai xử lí tình huống. ♦ Lưu ý: + GV có thể thay các tình huống cho phù hợp với thực tiễn địa phương. + Cách xử lí các tình huống có thể rất đa dạng, vì vậy GV cần thấu hiểu ý tưởng của HS để chấp nhận những cách xử lí khác với dự kiến, nếu ý tưởng của các em hợp lí. - GV yêu cầu lần lượt từng nhóm cử hai bạn đại diện lên sắm vai thể hiện cách xử lí tình huống mà nhóm mình đảm nhận. Cả lớp quan sát để đưa ra nhận xét, bổ sung cách xử lí từng tình huống.
- - Khuyến khích HS phát biểu ý kiến và ghi nhận tất cả những ý kiến phù hợp của HS. GV tổng hợp ý kiến và chốt lại: + Khi gặp những người hàng xóm mới, em cần chủ động chào hỏi, thể hiện thái độ vui mừng vì được làm hàng xóm của họ và có thể giới thiệu vể mình, gia đình mình. + Đối với những người hàng xóm đã quen biết thì hãy sẵn lòng giúp đỡ những gì mình có thể giúp được. VẬN DỤNG • Hoạt động 4: Thể hiện lời nói, hành động thân thiện, kính trọng, lễ phép với những người hàng xóm. 1. Mục tiêu: Thể hiện được lời nói, hành động thân thiện, kính trọng, lễ phép với những người hàng xóm. 2. Cách tiến hành GV dặn dò HS rèn luyện thói quen chào hỏi, lễ phép với những người hàng xóm lớn tuổi và thân thiện, quan tâm, sẵn lòng giúp đỡ hàng xóm của gia đình mình. Tổng kết: - GV yêu cầu HS chia sẻ những điều học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động. - GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ: Mỗi chúng ta cần có quan hệ tốt với những người hàng xóm. Để thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với những ngưởi hàng xóm, em cần lễ phép, chủ động chào hỏi và sẵn lòng giúp đỡ mọi người.
- TUẦN 25, TIẾT 3 Thứ sáu, ngày tháng năm 2021 Hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề: THAM GIA HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG Bài : SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Nhân ái: Có ý thức yêu thương, quan tâm với những người hàng xóm xung quanh. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Biết ứng xử phù hợp với những người hàng xóm xung quanh. 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống: + Biết nói lời chúc mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 với cô giáo, các bạn nữ và những người phụ nữ xung quanh. + Biết chia sẻ cảm xúc khi giúp đỡ hàng xóm. + HS biết đánh giá bản thân và bạn bè theo 3 mức độ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Phần thưởng nhỏ dành cho những HS hoàn thành tốt. b) Đối với HS - Kiến thức từ những tiết học trước. - Thẻ đánh giá theo 3 mức độ. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não. - Suy ngẫm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC • Hoạt động 1: Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau. 1. Mục tiêu: - HS nhận biết được những điều đã thực hiện tốt để tiếp tục phát huy và những điều còn hạn chế để sau này khắc phục. 2. Triển khai hoạt động: a) Sơ kết tuần: - GV gợi ý cán bộ lớp, tổ trưởng để các em thực hiện.
- - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết theo từng tổ về các mặt: + Học tập: Thái độ, tinh thần học tập. + Nền nếp: Ý thức giữ gìn vệ sinh, đồ dùng học tập, thái độ thực hiện nội quy nhà trường. - Tuyên dương, khen thưởng với những cá nhân, tổ hoàn thành tốt. b) Kế hoạch tuần sau: - GV cùng HS thảo luận, lập kế hoạch cho tuần sau. 3. Dự kiến sản phẩm: - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết được các hoạt động trong tuần qua. - HS tích cực tham gia hoạt động. • Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề 1. Mục tiêu: + Biết nói lời chúc mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 với cô giáo, các bạn nữ và những người phụ nữ xung quanh. + Biết chia sẻ cảm xúc khi giúp đỡ hàng xóm. 2. Cách tiến hành GV tổ chức cho HS: - Nói lời chúc mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 với cô giáo, các bạn nữ và những người phụ nữ xung quanh em. - Chia sẻ cảm xúc khi em giúp đỡ hàng xóm: + Những lời nói, hành động thân thiện, kính trọng, lễ phép em đã thể hiện với những người hàng xóm. + Cảm xúc của em khi em nhận được những lời khen của những người hàng xóm về hành động thân thiện, lễ phép em đã thể hiện với họ. ĐÁNH GIÁ a) Cá nhân tự đánh giá GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây: - Tốt: Thường xuyên thực hiện được các yêu cầu sau:
- + Chủ động chào hỏi những người hàng xóm. + Tự giới thiệu được bản thân với hàng xóm mới. + Kể được thông tin về hàng xóm. + Tự tin khi thể hiện sự thân thiện, quan tâm với hàng xóm. - Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên. Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên. b) Đánh giá theo tổ/ nhóm GV hướng dẫn tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau vể các nội dung sau: - Có sáng tạo trong khi thực hành hay không; - Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không. c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/ nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung.