Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tiết 1, Bài 2: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tiết 1, Bài 2: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_3_tiet_1_bai_2_an_toan_khi_di_tren_cac_p.docx
Nội dung text: Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tiết 1, Bài 2: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông
- Ngày soạn : Ngày dạy : BÀI 2 : AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (Tiết 1 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT -Kiến thức : Nêu được một số quy tắc an toàn thường gặp khi đi trên các phương tiện giao thông. -Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông. -Tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông phù hợp lứa tuổi. -Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông, không đồng tình với những hành vi vi phạm qui tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông. * Năng lực: * Năng lực chung : Năng lực tự chủ và tự học : Nhận ra được tình huống không an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông. -Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống. * Năng lực đặc thù: + Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi : Nêu được một số quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông. Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông. + Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác : Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông, không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông. + Năng lực điều chỉnh hành vi : Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông phù hợp với lứa tuổi. * Phẩm chất : -Trách nhiệm : Thể hiện qua việc chủ động tuân thủ các quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông. - Nhân ái : Sẵn sàng giúp đỡ và hướng dẫn người khác thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hớp với lứa tuổi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Giáo viên : SGK đạo đức lớp 3, vở BT đọa đức lớp 3 -Máy tính, tranh ảnh về các phương tiện giao thông phổ biến, tình huống, tư liệu liên quan đến việc tham gia giao thông trên các phương tiện giao thông. - Học sinh : SGK đạo đức lớp 3, vở BT đạo đức lớp 3.
- CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. -Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai,giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: -Mục tiêu : Tạo cảm hứng học tập cho hoc sinh, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học. - Cách tiến hành : Trò chơi “ Tôi bảo” - Hs nêu + Bạn kể tên các phương tiện giao thông -Các phương tiện giao thông như ô tô, mà bạn biết ? xe máy,xe đạp, máy bay, tàu thủy, tàu lửa + Bạn đã tham gia phương tiện giao thông - Các phương tiện giao thông đã tham nào ? gia đó là xe máy, xe đạp, ô tô -Gv gọi hs nhận xét câu trả lời của bạn. -Gv nhận xét, kết nối bài mới. Việc tuân thủ các quy định các quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông là rất cần thiết. Vậy, cần làm gì và làm như thế nào để tuân thủ các quy tắc đó ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay nhé ! 2. Khám phá kiến thức mới. 2.1: Hoạt động 1 : Quan sát tranh và nêu một số quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông. - Mục tiêu : Học sinh nhận biết được một số quy tắc an toàn thường gặp khi đi trên các phương tiện giao thông. Cách tiến hành. -Hs đọc yêu cầu - Gv mời hs nhắc lại yêu cầu của hoạt động và chỉ ra được những hành vi an toàn hoặc không an toàn được thể hiện trong 6 tranh trang 10-11 SGK. - Gv chia nhóm Thảo luận - Thảo luận nhóm 5 - Nêu những hành vi cần thực hiện và những hành vi nghiêm cấm thực hiện khi tham gia giao thông.
- Hành vi cần thực hiện Hành vi nghiêm cấm thực hiện Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp Cấm thò đầu, tay, ra ngoài cửa khi điện. xe đang chạy. Mặc áo phao khi đi trên tàu, thuyền Cấm mở cửa máy bay khi không được phép. Đi xe đúng phần đường quy định. Cấm chen lấn, xô đẩy khi lên xe buýt. Cài giây an toàn khi đi trên ô tô, máy Cấm đùa nghịch, leo trèo trên boong bay tàu, thuyền . Chỉ xuống xe khi xe đã dừng hẳn. -Các nhóm trinh bày kết quả thảo luận. -Các nhóm theo dõi. - Đại diện các nhóm nhận xét - Hs lắng nghe - Gv chốt : Để an toàn khi tham gia - Hs lắng nghe giao thông chúng ta cần phải chấp hành tốt những hành vi cần thực hiện và những hành vi cấm thực hiện. 2.2 : Hoạt động 2: Nêu những điều có thể xảy ra với việc làm của các bạn trong tranh. - Mục tiêu: Tìm hiểu những việc làm có thể gây nguy hiểm khi đi trên các phương tiện giao thông. - Nêu được lợi ích, hậu quả của việc tuân thủ quy tắc hoặc không tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông. -Cách tiến hành. -Chia nhóm 4 thảo luận và trả lời nội Hs thảo luận nhóm dung các tranh. Hs quan sát 5 tranh trang 11 SGK – Nêu những điều có thể xảy ra với việc làm của các bạn trong tranh. - Tranh 1 : Một bạn học sinh đang đứng - Tranh 1 : Bạn học sinh đó có thể bị trêu đùa một bạn khác khi đi xe buýt ngã và bị thương bất cứ lúc nào, chẳng đang di chuyển. hạn khi xe phanh gấp, dừng đỗ - Tranh 2 : Một bạn học sinh đang đứng - Tranh 2 : Đây là hành vi bị cấm khi đi trên ghế máy bay. trên máy bay. Bạn đó có thể bị ngã, rơi khỏi ghế mỗi khi máy bay bị sóc hoặc khi cất cánh, hạ cánh. - Tranh 3 : Một bạn hs đang ngồi sau xe - Tranh 3 : Đây là hành vi rất nguy máy, dùng ô để che mưa. hiểm, bị pháp luật cấm vì không những
- gây nguy hiểm cho bản thân, người thân ( bị ngã ) mà còn gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác ( bị ô bay trúng người, che khuất tầm nhìn của người đi sau, ) - Tranh 4 : Một bạn học sinh đang đứng - Tranh 4 : Hành vi này cũng cấm. Bạn trên thuyền và cởi áo phao. hs này có thể bị ngã xuống nước, nếu không có áo phao có thể bị đuối nước. Khi đứng lên bạn đó có thể làm khuất tầm nhìn của người chèo thuyền, hoặc làm thuyền mất thăng bằng, chòng chành, dẫn đến thuyền bị lật, - Tranh 5 : 3 bạn hs đi xe đạp dàn hàng - Tranh 5 : đi xe đạp dàn hàng ngang, ngang, gây cản trở các phương tiện đang tham gia giao thông đi phía sau. - GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo - Hs theo dõi cáo kết quả thảo luận về một tranh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. -Hs lắng nghe - Gv nhận xét, chốt những ý kiến trình bày của từng nhóm. - Vì sao cần tuân thủ quy tắc an toàn khi -Hs trả lời tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông ? đi trên các phương tiện giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. - Chốt : Cần tuân thủ quy tắc an toàn -Hs lắng nghe khi đi trên các phương tiện giao thông để đảm bào an toàn cho bản thân và những người xung quanh. 3. Củng cố- Vận dụng : Hs trả lời - Kể thêm một số quy tắc an toàn giao -Trường hợp không có đèn tín hiệu, thông khi đi bộ. không có vạch kẻ đường, không có cầu vượt, đường hầm thì khi sang đường người đi bộ cần quan sát xe đang đi tới, chỉ qua đường khi đảm bảo an toàn. - Người đi bộ không được vượt qua giải phân cách, không đu bám các phương tiện đang chạy - Chia sẻ về việc em và những người - Hs trả lời cá nhân thân tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông. - Gv nhận xét
- 4. Hoạt động tiếp nối. GV yêu cầu HS về nhà : -HS lắng nghe, thực hiện. + Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về bài mới học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)