Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2022-2023 - Huỳnh Thị Thu Thủy

docx 77 trang Hoàng Đức Anh 15/07/2023 5540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2022-2023 - Huỳnh Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_23_nam_hoc_2022_2023_huynh_thi_t.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2022-2023 - Huỳnh Thị Thu Thủy

  1. TUẦN 23 Năm học: 2022 - 2023 Từ ngày 20/02/2023 đến ngày 24/02/2023 Thứ Tiết Môn Tên bài dạy 1 HĐTN SHDC: Tổng kết phong trào “Chăm sóc vả phục vụ bản thân” 2 Tiếng Việt Chuyện của vàng anh (tiết 1) 3 Tiếng Việt Chuyện của vàng anh (tiết 2) 2 4 GDTC Động tác chân và động tác lườn 20/02/2023 1 Toán Em làm được những gì? (tiết 1) 2 TNXH Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động (T1) 3 TV* Ôn tập chính tả Chuyện của vàng anh 1 Tiếng Anh 2 Tiếng Anh 3 Tiếng Việt Chuyện của vàng anh (tiết 3) 3 4 Tiếng Việt Chuyện của vàng anh (tiết 4) 21/02/2023 1 Toán Em làm được những gì? (tiết 2) 2 TNXH Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động (T2) 3 HĐNK NGLL 3 Dấu vân tay vui nhộn 1 Tiếng Việt Ong xây tổ (tiết 1) 2 Tiếng Việt Ong xây tổ (tiết 2) 3 HĐNK NGLL1 Hoàn thành sản phẩm 4 Toán Em làm được những gì? ((tiết 3) 4 1 GDTC Động tác bụng và động tác toàn thân 22/02/2023 2 T* Ôn tập về phép +/- có nhớ. 3 HĐTN SHCĐ: Thực hành sắp xếp đồ dùng cá nhân ở lỏp. Sắm vai xử lí tình huổng sắp xểp đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng 1 Tiếng Việt Ong xây tổ (tiết 3) 5 2 Tiếng Việt Ong xây tổ (tiết 4) 23/02/2023 3 TABN 4 TABN
  2. 1 Nhạc Hát Chúc ngủ ngon 2 Mĩ thuật Tắc kè hoa (Tiết 1) 3 Toán Thực hành và trải nghiệm 1 Tiếng Việt Ong xây tổ (tiết 5) 2 Tiếng Việt Ong xây tổ (tiết 6) 6 3 ĐĐ Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng (tiết 2) 24/02/2023 4 Toán Đơn vị, chục, trăm, nghìn (tiết 1) 1 HĐTN SHL Chia sẻ những việc tự phục vụ bản thân và việc nhà em đã làm. ĐGHĐ GD QTE Chủ đề 3: Đất nước và cộng đồng ( 2 tiết ) 2 HĐNK NGLL2 STEM 3 TV* Luyện tập đọc tuần 23 Duyệt của BGH Ngày 24.02.2023 GVCN HUỲNH THỊ THU THUỶ . Thứ Hai ngày 20 tháng 02 năm 2023 HĐTN SHDC: TỔNG KẾT PHONG TRÀO “CHĂM SÓC VÀ PHỤC VỤ BẢN THÂN” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Sắp xếp được đồ dùng sinh hoạt cá nhân ngăn nắp, gọn gàng. - Thực hiện được một số công việc nhà phù hợp với lứa tuổi. - Thực hiện được một số công việc tự chăm sóc và phục vụ bản thân. 2. Năng lực:
  3. - Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện một số công việc nhà phù hợp, tự sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân, thực hiện việc tự chăm sóc, phục vụ bản thân trong các tình huống thực tiễn. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân ngăn nắp, gọn gàng. - Tự thực hiện một số công việc nhà phù hợp với lứa tuổi. 3. Phẩm chất: - Thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ của chính bản thân mình và tập thể - Tự giác sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân ngăn nắp, gọn gàng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK Hoạt động trải nghiệm 2; - Tranh/ảnh, đồ dùng học tập liên quan đến chủ đề; bộ thẻ các đồ dùng; - Quần áo, đồ dùng, - Giấy A3, giấy A4, bút màu, bút chì, Phiếu đánh giá, Bảng tự theo dõi việc làm của em; - 4 bộ tranh/ảnh với các hình ảnh đồ dùng để ngăn nắp, gọn gàng và đồ dùng để lộn xộn, bừa bãi (Mỗi bộ tranh có từ 8 –10 tranh/ảnh). 2. Đối với học sinh - Bút màu, thước kẻ, kéo, hồ (keo dán); - SGK Hoạt động trải nghiệm 2, - Bìa cat-tong, kéo, băng dính. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS điều khiển lễ chào cờ. - HS chào cờ - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua các - GV nhận xét bổ sung và triển khai các công lớp trong tuần qua. việc tuần mới. - HS lắng nghe kế hoạch tuần mới. - GV tổ chức cho HS tham gia tổng kết phong - HS tham gia tổng kết phong trào trào “Chăm sóc và phục vụ bản thân”. “Chăm sóc và phục vụ bản thân”. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các bạn HS khi - HS có thái độ nghiêm túc, tập tham gia hoạt động tổng kết trung khi tham gia hoạt động tổng - GV nhắc nhở HS cần có thái độ nghiêm túc, kết. tập trung khi tham gia hoạt động tổng kết. - HS chia sẻ nhóm đôi về những kĩ - Cuối buổi tổng kết, GV yêu cầu HS chia sẻ năng chăm sóc và phục vụ bản nhóm đôi về những kĩ năng chăm sóc và phục thân. vụ bản thân mà em đã học được trong chủ đề. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG : HS nghiêm túc chào cờ.
  4. TIẾNG VIỆT CHUYỆN CỦA VÀNG ANH (Tiết 1 , 2 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Chia sẻ được với bạn về những âm thanh nghe được trong thiên nhiên; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Kể về sự thay đổi tuyệt vời của vạn vật theo thời gian, bày tỏ sự yêu mến những thay đổi tuyệt vời đó. 2. Năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: - Bước đầu biết đọc phân vai. - Thực hiện được trò chơi Ca sĩ nhí; giới thiệu được về một loài chim có trong bài hát. 3. Phẩm chất: - Biết liên hệ bản thân: Qúy trọng thời gian. - Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm góp phần bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên: yêu quý cây cối, con vật, sông suối, núi rừng, ; có ý thức tự giác tham gia hoạt động bảo vệ thiên nhiên: không phá tổ chim, không bẻ cành, hái hoa; cổ vũ những người bảo vệ thiên nhiên. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
  5. 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Phương tiện dạy học a. Đối với GV - Giáo án PP, TV, máy tính - slide ghi đoạn từ Rồi nó nói tiếp đến hết. b. Đối với HS - SGK, vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Khởi động Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn bè về những âm thanh nghe được trong thiên nhiên; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung ài đọc qua tên bài và tranh minh họa. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV giới thiệu tên chủ điểm, yêu cầu - HS lắng nghe. HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm: Trong chủ điểm “Thiên nhiên muôn màu”, chúng ta sẽ tìm hiểu về thiên nhiên, từ đó biết yêu quý cây cối, con vật, sông suối, núi
  6. rừng, ; có ý thức tự giác tham gia hoạt động bảo vệ thiên nhiên: không phá tổ chim, không bẻ cành, hái hoa; cổ vũ những người bảo vệ thiên nhiên. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, với bạn về những âm thanh em nghe chia sẻ với bạn về những âm thanh em được trong thiên nhiên. nghe được trong thiên nhiên. - HS lắng nghe. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc lên bảng: Thiên nhiên rất đẹp, thiên nhiên cũng thay đổi từng ngày, khiến cho ta có sự ngỡ ngàng. Có một bạn chim vàng anh đã ngỡ ngàng về sự thay đổi kỳ diệu của thiên nhiên. Những sự thay đổi ấy là gì, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài đọc hôm nay: Chuyện của - HS đọc tên bài kết hợp với quan sát vàng anh. tranh minh họa, phán đoạn nội dung bài đọc. - GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, lời nói, việc làm của các nhân vật, B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
  7. nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Kể về sự thay đổi tuyệt vời của vạn vật theo thời gian, bày tỏ sự yêu mến những thay đổi tuyệt vời đó; biết liên hệ bản thân: Qúy trọng thời gian; bước đầu biết đọc phân vai. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV đọc mẫu, đọc phân biệt giọng - HS lắng nghe, đọc thầm theo. nhân vật: người dẫn chuyện giọng thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ suy nghĩ, hành động của chim vàng anh và các sự vật; giọng vàng anh ngạc nhiên, vui tươi; giọng lá non, cỏ non, hoa hồng hồn nhiên. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc - HS luyện đọc theo GV. một số từ khó: cội, sà xuống, ngậm, ngát hương, ; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Nó ngạc nhiên,/ bởi có cái gì mới lắm,/ lạ lắm.//; Chỉ qua một đêm,/ là vàng đã rụng xuống/ cho lá non mọc lên.//; Còn tôi,/ đêm qua,/ tôi nằm mơ/ thấy mình bay giữa đồng cỏ xanh.//;
  8. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, - HS đọc trong nhóm và trước lớp. đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: sà (bay thấp hẳn xuống hướng đến một chỗ nào đó), đóa (từ chỉ riêng từng bông hoa), ngát hương (mùi thơm dễ chịu và lan tỏa ra xa), cội (gốc cây to lâu năm), Bước 2: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi - HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận trong SGK: theo cặp để trả lời câu hỏi: + Câu 1: Vàng anh ngạc nhiên về điều + Câu 1: Vàng anh ngạc nhiên bởi gì? vừa thức giấc, nó thấy có cái gì mới lắm, lạ lắm. + Câu 2: Qua một đêm, lá non, cỏ, hoa hồng thay đổi như thế nào? + Câu 2: Qua một đêm, lá, cỏ, hoa hồng đã có sự thay đổi: ▪ Lá vàng rụng xuống cho lá non mọc lên. ▪ Cỏ non đã lớn.
  9. ▪ Hoa hồng từ nụ đã thành một đóa hồng đỏ thắm. + Câu 3: Giấc mơ của vàng anh có gì + Câu 3: Giấc mơ của vàng anh lạ ở lạ? chỗ, nó đã mơ về vùng đất rộng lớn, mơ thấy mình bay giữa đồng cỏ xanh, nơi đó có hoa tỏa ngát hương, tất cả các loài đều biết hót. + Câu 4: HS trả lời theo sở thích các + Câu 4: Em thích sự vật nào nhất? Vì nhân. sao? - HS nêu nội dung bài đọc: Kể về sự - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc. thay đổi tuyệt vời của vạn vật theo thời gian, bày tỏ sự yêu mến những - GV hướng dẫn HS liên hệ bản thân: thay đổi tuyệt vời đó. Qúy trọng thời gian. - HS nghe GV hướng dẫn, liên hệ Hoạt động 3: Luyện đọc lại bản thân. Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác - HS nêu cách hiểu, xác định giọng định được giọng đọc toàn bài và một số đọc. từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc lại đoạn từ Rồi nó nói tiếp đến hết. - HS đọc thầm theo.
  10. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS luyện đọc lời nói của - HS luyện đọc theo nhóm và trước vàng anh, của cỏ non và hoa hồng; lớp. luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Rồi nó nói tiếp đến hết. - Một số HS đọc lại cả bài. Các HS - GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả còn lại lắng nghe. bài. Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng - HS nghe GV hướng dẫn, xác định Bước 1: Hoạt động cả lớp yêu cầu. - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Giọng ai cũng hay: Cùng các bạn đọc phân vai người dẫn chuyện, vàng anh, lá non, - HS đọc phân vai trong nhóm. hoa hồng. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - HS đọc phân vai trước lớp. - GV yêu cầu HS cùng bạn đọc phân vai - HS nghe GV nhận xét. trong nhóm nhỏ. Bước 3: Đọc phân vai - GV mời một số nhóm đọc phân vai trước lớp. HS thực hiện tự đánh giá sau bài học. - GV nhận xét RÚT KINH NGHIỆM - HS đọc bài lưu loát và hiểu nội dung bài đọc. Kĩ năng đọc liền mạch còn hạn chế ở một số HS (Uyên, M.Khang) .
  11. GDTC (GV Bộ môn dạy) ĐỘNG TÁC CHÂN VÀ ĐỘNG TÁC LƯỜN . TOÁN EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ ? (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức: - Viết đúng phép nhân và chia tương ứng với hình ảnh quan sát được. - HS vận dụng kiến thức đã học đọc đúng các phép nhân và chia tương ứng giúp HS rèn kĩ năng quan sát và viết đúng phép tính nhân. 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: - Giao tiếp toán học: Củng cố ý nghĩa của phép nhân, sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép nhân. Vận dụng các bảng nhân 2, nhân 5 để tính toán Củng cố ý nghĩa của phép chia, chia đều. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép chia - Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các trường hợp cụ thể Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -), tính tổng của nhiều số hạng bằng nhau. Cảm nhận được sự tăng giảm của kết quả so với các thành phần tham dự phép tính (+, - , x , :) Xác định được thời gian khi kim phút chỉ 12, 3,6. Sử dụng từ ngữ diễn đạt khoảng, thời gian. - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học. 1.2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. 2. Phẩm chất: - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
  12. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: - Sách Toán lớp 2; tivi, máy tính; 2. Học sinh: - Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con; tờ lịch ngày đã sưu tầm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: TG Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh 4’ 1. Hoạt động 1: Khởi động: * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. * Phương pháp: Trò chơi * Hình thức: Cả lớp - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Gió - HS tham gia chơi. thổi. - GV hỏi: Gió thổi? gió thổi ? - Thổi gì ? thổi gì ? - GV: Thổi 5 nhóm, mỗi nhóm có 2 bạn đứng lên - HS thực hiện (GV chỉ định). Các bạn con lại viết phép tính tìm được tất cả số học sinh đang đứng. - 2x5=10 - Nhận xét, tuyên dương. - Vì có 5 nhóm, mỗi nhóm có 2 - Vì sao em viết 2x5=10 ? bạn ( 2 bạn được lấy 5 lần ) - Tuyên dương HS - GV: Gió thổi? gió thổi ? - Thổi gì ? thổi gì ? - GV: Thổi phép tính phù hợp với bài toán 10 bạn - 10 : 5 =2 HS xếp thành 5 hàng như nhau, mỗi hàng mấy HS? - Tuyên dương HS - GV: Gió thổi? gió thổi ? - GV: Thổi phép tính phù hợp với bài toán 10 bạn - 10 : 2 = 5 HS xếp thành các hàng như nhau, mỗi hàng có 2 bạn HS. Hỏi có mấy hàng ? - Tuyên dương HS - GV cho HS thực hiện tại lớp ( di chuyển lên bục) -> Giới thiệu bài học mới: Em làm được những gì ? 5’ 2. Hoạt động 2: Quan sát tranh viết đúng phép nhân và chia tương ứng.
  13. * Mục tiêu: Viết đúng phép nhân và chia tương ứng với hình ảnh quan sát được. * Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận *Hình thức: Cá nhân, nhóm. a) Phân tích mẫu: - Bài toán: Có 6 ống tre, mỗi ống - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, nêu tre đựng 4 dụng cụ làm từ gỗ. được bài toán và viết phép tính nhân, chia tương Hỏi có tất cả mấy dụng cụ làm từ ứng. gỗ ? 4+4+4+4+4+4= 24 - Có 6 số hạng - Có mấy số hạng ? - Bằng 4 - Mỗi số hạng đều bằng mấy ? - Bốn được lấy 6 lần - Như vậy nghĩa là gì ? - 4 x 6 = 24 - HS viết phép tính tương ứng ? - Xếp đều 24 dụng cụ từ dừa vào - Tiếp tục hướng dẫn HS quan sát tranh và nêu bài 6 ống tre như nhau. Mỗi ống tre toán và phép tính tương ứng. có mấy dụng cụ từ dừa ? 24 : 6 = 4 - Mời HS trình bày, nhận xét, tuyên dương Xếp đều 24 dụng cụ từ dừa vào mỗi ống tre, mỗi ống tre đều đựng 4 dụng cụ. Có mấy ống tre ? 24 : 4 = 6 b) Thảo luận nhóm 2 - Y/C HS thảo luận nhóm 2 trong thời gian 2’ - HS thảo luận nhóm đôi - Quan sát tranh nêu được bài toán và viết các phép Tranh 2: Có 5 cái dĩa, mỗi dĩa tính tương ứng. đựng 3 cái đùi gà. Hỏi có tất cả mấy cái đùi gà ? 3 x 5 = 15 Xếp 15 cái đùi gà, mối dĩa đựng 3 cái đùi gà. Có mấy cái dĩa ? 15 : 3 = 5 Có 15 đùi gà xếp đều vào 5 cái dĩa, mỗi dĩa có mấy đùi gà. 15: 5 = 3 - Mời đại diện nhóm trình bày Tương tự tranh 3 - Mời nhóm khác nhận xét - HS trình bày - GV nhận xét và tuyên dương - HS nhận xét
  14. Mở rộng: Bến Tre là nơi trồng rất nhiều dừa nên Bến Tre là nơi sản xuất rất nhiều sản phẩm từ cây dừa. 8’ Hoạt động 3: Đọc các phép nhân và chia * Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học đọc đúng các phép nhân và chia tương ứng * Phương pháp: Trò chơi * Hình thức: Cá nhân. - GV hướng dẫn HS quan sát mẫu - HS quan sát mẫu - GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: Truyền điện - HS tham gia trò chơi truyền Mỗi học sinh đọc 1 phép tính nhân 2, nhân 5, chia điện 2, chia 5 tương ứng cho đến khi hết các bảng cho trong bài. - Nhận xét phần tham gia trò chơi của HS. 8’ 4. Hoạt động 4: Quan sát tranh * Mục tiêu: giúp HS rèn kĩ năng quan sát và viết đúng phép tính nhân. * Phương pháp: Thực hành * Hình thức: cá nhân, nhóm a) Giáo viên hướng dẫn HS phân tích mẫu - Các miếng dưa được xếp như thế nào ? - Được xếp theo hành và cột - Có mấy hàng ? Mỗi hàng có mấy miếng dưa ? - 3 hàng, mỗi hàng 5 miếng dưa - Cái gì lặp lại ? mấy lần ? - 5 miếng dưa, 3 lần - Y/C HS viết phép tính tìm số miếng dưa có tất cả vào bảng con. Giải thích ? 5 x 3 = 15 ( 5 được lấy 3 lần ) - Tương tự cho HS phân tích theo cột. 3 x 5 = 15 ( 3 được lấy 5 lần ) - Cho HS so sánh kết quả và nhận biết 5 x 3 = 3 x 5 b) Thực hành - Y/C HS làm nhóm đôi - HS thực hành nóm đôi - Đại diện nhóm trình bày - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét, tuyên dương và chỉnh sửa 10’ 5. Hoạt động 5: Giải quyết vấn đề * Mục tiêu: giúp HS rèn kĩ năng quan sát, phân tích và giải quyết vấn. * Phương pháp: Động não, phân tích * Hình thức: cá nhân, nhóm
  15. - Mời HS đọc yêu cầu - HS đọc yêu cầu - Y/C HS thảo luận nhóm 4 (nhóm chuyên gia ) - HS thảo luận nhóm Nhóm 1: hình chữ nhật xanh Tiến hành giải quyết vấn đề Nhóm 2: Hình vuông đỏ + Tính theo hàng Nhóm 3: Hình chữ nhật vàng + Tính theo cột + Hình dung các ô vuông bị che và đếm. Mời HS quay về nhóm ban đầu nói với nhau về các hình đã thảo luận với nhóm chuyên gia - Mời đại diện nhóm trình bày kết quả - Đại diện 2-3 nhóm trình bày, mời - Nhận xét, tuyên dương, chỉnh sửa các bạn nhận xét HS thực hiện tự đánh giá sau bài học. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG - HS giải được bài toán lặp lại, chia đều, chia nhóm. . TNXH CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CƠ QUAN VẬN ĐỘNG (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: HS đạt được 1.Kiến thức: - Nêu được một số việc nên làm để bảo vệ xương và cơ. - Nhận biết và thực hiện được đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống 2. Qua đó HS đạt được: *Năng lực: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. - Năng lực chuyên biệt: Bày tỏ được tình cảm của bản thân đối với các thành viên trong gia đình. *Phẩm chất:
  16. - Biết yêu thương và chăm sóc bản thân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC. Gv: Các hình trong bài 20 SGK, đồ dùng để đóng, vai: bình nước, bó củ, HS: SGK, VBT, hình ảnh hoặc bài viết về bệnh cong veo cột sống. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động khởi động và khám phá - Mục tiêu:Tạo hứng thú và khơi gợi để học sinh thể hiện sự khéo léo, phói hợp nhịp nhàng giữa xương và cơ khi di chuyển, dẫn dắt vào bài mới. - Cách tiến hành: - GV tổ chức dưới hình thức trò chơi “Ai khéo hơn”. - GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành 4 đội, các đội sẽ cử thành viên đại diện lên tham gia. Mỗi em sẽ di chuyển từ vạch xuất phát đến vạch đích và tạo dáng đi như người mẫu. HS - Hs xếp thành 4 đội mỗi đội 2 nào tạo dáng đi đẹp nhất sẽ giành chiến thắng. thành viên thực hiện di - GV có thể đặt thêm câu hỏi: Nhờ đâu mà em chuyển. di chuyển được? Em làm cách nào để tạo dáng - Lớp quan sát nhận xét đi đẹp? - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học “Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động”. 2.Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu: - HS trả lời câu hỏi: 2.1. Hoạt động 1: Việc làm giúp bảo vệ cơ - Nhóm thảo luận, trả lời câu quan vận động hỏi - Mục tiêu: HS nêu một số việc nên làm để bảo vệ xương và cơ - Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 80,
  17. thảo luận và trả lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc làm đó có ích lợi như thế nào đến xương và cơ? - GV quan sát các nhóm thảo luận và gợi mở để HS nêu lên được ích lợi của những việc làm trong tranh. - GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu HS liên hệ bản thân: Nêu những việc em làm để bảo vệ xương và cơ. - GV và HS nhận xét và rút ra kết luận. - Kết luận: Để xương và cơ phát triển tốt, em nên ăn uống đủ chất và tập thể dục thường xuyên. 2.2. Hoạt động 2: Tư thế đúng - HS trả lời câu hỏi: - Mục tiêu: HS phân biệt tư thế đúng và chưa đúng khi đi, đứng, ngồi, mang vác. - Quan sát và nhận xét bạn - Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS tạo thành nhóm đôi. - HS quan sát các hình trong SGK trang 81 và trả lời câu hỏi: Nên hay không nên làm theo các tư thế trong mỗi hình? Vì sao? - GV tổ chức cho HS nêu ý kiến trước lớp. - GV và HS cùng nhận xét rút ra kết luận. - Kết luận: Để xương và cơ phát triển tốt, ngoài việc ăn uống đủ chất và tập thể dục thường xuyên, em cần đi, đứng, ngồi và mang cặp đúng tư thế. 2.3. Hoạt động 3: Thực hành - Mục đích: HS thực hiện được đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống. - Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS nhận xét - Hằng ngày, em và bạn học bên cạnh ngồi học với tư thế như thế nào? - Các em đã ngồi học đúng tư thế chưa? Cần thay đổi gì để ngồi học đúng tư thế? Vì sao? - HS thực hành theo nhóm đôi ngồi học đúng tư thế. GV giúp HS chỉnh sửa lại tư thế ngồi chưa đúng.
  18. - GV tổ chức cho HS thực hành trước lớp. - GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận. - Nhóm đôi bạn thảo luận và - Kết luận: Em cần ngồi học đúng tư thế để trả lời. phòng tránh cong vẹo cột sống. 3. Hoạt động tiếp nối sau bài học - Nhóm đôi bạn thực hành - GV yêu cầu HS về nhà thực hiện các bài thể ngồi học đúng tư thế,hai bạn dục tốt cho xương và cơ hoặc tham gia các môn chỉnh tư thế ngồi học cho thể thao có lợi cho xương và cơ. Chia sẻ với nhau. người thân cùng thực hiện. Hs về nhà thực hiện các bài - Tìm hiểu về bệnh cong vẹo cột sống, sưu thể dục tốt cho xương và cơ: tầm hình ảnh, bài viết có liên quan để chuẩn bị Các động tác thể dục của bài cho tiết học sau. thể dục phát triển chung. HS thực hiện tự đánh giá sau tiết học. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG - HS nêu được những việc làm bảo vệ cơ quan vận động. . TV * LUYỆN TẬP CHÍNH TẢ: NGHE-VIẾT CHUYỆN CỦA VÀNG ANH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức – Kỹ năng - HS viết chính xác đoạn chính tả của bài “Chuyện của vàng anh” từ “Nó vừa sà xuống để lớn lên”, trình bày đúng đoạn văn xuôi. - Chữ viết rõ ràng. 2. Năng lực - Học sinh phát triển được năng lực:hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất: - Học sinh phát triển được phẩm chất: chăm học, tự tin, trung thực, đoàn kết. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: bảng phụ chép bài chính tả, bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập. - Học sinh: sgk, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS viết chính tả - HS đọc bài
  19. Chuyện của vàng anh Nó vừa sà xuống bãi cỏ đã nghe tiếng cười. Cỏ non cũng lạ ghê chưa, đã lớn rồi! Một đóa hồng đỏ thắm đang cười rất tươi với nó. -Hôm qua bạn còn là nụ kia mà? -Qua một đêm ngậm sương, sáng nay tôi đã nở. -Vậy ra các bạn đều thức suốt đêm qua để lớn lên! Theo Lý Lan - HS viết các từ khó vào bảng con: sà xuống, bãi cỏ, lạ ghê, ngậm sương, thức suốt đêm, . - GV đọc bài cho HS viết - HS đổi bài KT chéo - Gv sửa bài - Gv chấm bài cho HS - HS tự nhận xét bài làm của mình và của bạn. 3. Củng cố - GV nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: HS viết đúng chính tả, trình bày đẹp. Thứ Ba ngày 21 tháng 02 năm 2023 TIẾNG ANH (GV Bộ môn dạy ) TIẾNG VIỆT CHUYỆN CỦA VÀNG ANH (Tiết 3, 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, học sinh: 1.Kiến thức: - Viết đúng kiểu chữ hoa U,Ư và câu ứng dụng
  20. -Tìm được từ ngữ chỉ con vật; đặt và trả lời được câu hỏi Con gì̀? Hát các bài hát về chim chóc. Giới thiệu về một loài chim có trong bài hát. 2. Kĩ năng: - Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa U,Ư và câu ứng dụng; thực hành được bài tập tìm từ ngữ chỉ con vật; đặt và trả lời được câu hỏi Con gì̀? 3.Thái độ: -Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết. 5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên : Mẫu chữ U, Ư hoa. Bảng phụ : Uống nước nhớ nguồn 2.Học sinh : Vở tập viết, bảng con. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 3: VIẾT CHỮ HOA: U,Ư TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ – HS quan sát mẫu chữ U, Ư hoa, xác Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa U, định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét Ư chữ của con chữ U, Ư hoa.
  21. ❖ Mục tiêu: Giúp học sinh viết Cấu tạo: Chữ U hoa gồm gồm nét đúng chữ U hoa móc hai đầu và nét móc ngược phải. Cách viết: Đặt bút cách bên trái ĐK dọc 2 ❖ Phương pháp, hình thức tổ một li, dưới ĐK ngang 3, viết nét móc 2 đầu và dừng bút trên ĐK dọc 3, giữa 2 ĐK chức: Quan sát, viết mẫu, thực ngang 1 và 2. Rê bút lên theo ĐK dọc 3 đến hành, đàm thoại, trực quan, vấn ngang điểm đặt bút viết nét móc ngược phải và dừng bút giữa 2 ĐK ngang 1 và 2, trước đáp, thảo luận. ĐK dọc 4. ❖ Cách tiến hành: – HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ U hoa. -Giáo viên hướng dẫn học sinh quan - HS quan sát và so sánh chữ U hoa và chữ Ư hoa sát chữ mẫu, nêu quy trình viết chữ hoa A. – HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Ư hoa. – Giáo viên hướng dẫn học sinh HS quan sát và so sánh chữ U hoa và chữ – HS viết chữ U, Ư hoa vào bảng con. Ư hoa. – HS tô và viết chữ U, Ư hoa vào VBT. – Giáo viên hướng dẫn học sinh HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Ư hoa. -Giáo viên lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết. -Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh. 10’ Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng -Học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình dụng viết.
  22. ❖ Mục tiêu: Giúp học sinh viết -Học sinh luyện viết bảng con chữ “U, Ư” đúng chữ U, Ư hoa, hiểu nghĩa hoa; chữ “ Uống nước nhớ nguồn”; và viết đúng câu ứng dụng -HS viết chữ U, Ư hoa, chữ Uống và câu “Uống nước nhớ nguồn” ứng dụng vào VTV: ❖ Phương pháp, hình thức tổ “Uống nước nhớ nguồn” chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. ❖ Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, cách nối nét từ chữ U hoa sang chữ ô lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết. Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh. 5’ Hoạt động 3: Đánh giá bài viết HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. ❖ Mục tiêu: Giúp học sinh biết HS nghe GV nhận xét một số bài viết. đánh giá bài viết của bản thân và của bạn bè. ❖ Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp.
  23. ❖ Cách tiến hành: -Giáo viên lắng nghe học sinh nhận xét bài viết của bạn bên cạnh. -Giáo viên nhận xét,tuyên dương bài viết của học sinh. Tiết 4 : TỪ VÀ CÂU TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 14’ Hoạt động 1: Luyện từ (Bài tập 3) ❖ Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của BT 3; HS đọc bài vè, tìm từ ngữ chỉ con vật có trong bài vè; Tìm từ ngữ chỉ tên loài vật phù hợp ; chia sẻ kết quả trong nhóm đôi/ nhóm nhỏ. -Học sinh đọc yêu cầu bài, xác định yêu cầu bài 3a, thảo luận nhóm 4 tìm từ ngữ chỉ con ❖ Phương pháp, hình thức tổ vật có trong bài vè chức: Quan sát, trực quan, vấn -Đại diện các nhóm trình bày. -Học sinh nhận xét. đáp, thảo luận nhóm 4, trò chơi tiếp sức ❖ Cách tiến hành: *Bài 3a: -Học sinh đọc yêu cầu bài, xác định yêu cầu bài 3b, chơi trò chơi tiếp sức.
  24. -Giáo viên đọc yêu cầu bài tập 3a cá nhân, thảo luận nhóm 4. -Giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm một số từ ngữ chỉ con vật khác mà em biết. *Bài 3b: -Giáo viên đọc yêu cầu bài tập 3b cá nhân. -Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi đua 2 đội tiếp sức sức thực hiện BT -GV chốt –nhận xét, tuyên dương đội chiến thắng. 13’ Hoạt động 2: Luyện câu (Bài tập 4) -HS xác định yêu cầu của BT 4, quan sát câu mẫu. ❖ Mục tiêu: Giúp HS đặt và trả lời -HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm được câu hỏi Con gì̀? đôi. ❖ Phương pháp, hình thức tổ -HS chơi trò chơi Đôi bạn (bạn hỏi chức: Quan sát, trực quan, vấn được chọn một bạn trả lời) để đặt và trả đáp, thảo luận nhóm đôi. lời câu hỏi về một con vật tìm được ở BT 3. ❖ Cách tiến hành: -HS nghe bạn và GV nhận xét câu. -HS viết vào VBT 1 – 2 câu có chứa một từ ngữ tìm được ở BT 3.
  25. -Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu -HS tự đánh giá bài làm của mình và của mẫu. bạn. -Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu vừa đặt ở bài tập 4. 9’ - HS thi hát trước lớp. Hoạt động 3: Vận dụng- Chơi trò chơi Ca sĩ nhí - Một HS được phân công làm trọng tài, nhận xét 2 đội về việc thực hiện Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu/ luật chơi. yêu cầu của hoạt động: Thi hát -HS giới thiệu về một loài chim có các bài về chim chóc. Giới thiệ̣u trong bài hát. về một loài chim có trong bài hát. -Nghe bạn và GV nhận xét. ❖ Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp ❖ Cách tiến hành: -Giáo viên chia lớp làm 2 đội, hát đối đáp các bài hát có tên loài chim. (Gợi ý: Con cò bé bé, Chim vành khuyên, Chim chí́ch bông, ) - Yêu cầu HS giới thiệu về một loài chim có trong bài hát. -Giáo dục kĩ năng sống: GDHS có ý thức bảo vệ động vật. HS thực hiện tự đánh giá sau bài học. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: - HS hát nối tiếp được các bài hát có tên loài chim nhưng còn lúng túng khi chia sẻ hiểu biết về loài chim đó.
  26. - GV chia sẻ từ internet những thông tin về loài chim có trong bài hát. . TOÁN EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ ? ( TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức: - HS điền đúng dấu > < = vào mỗi ô trống - HS tìm được các bao có cùng số lượng. - HS nêu đúng phép tính ssau mỗi con vật. - HS giải đúng bài toán có lời văn ở bài 8 và 9 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: - Giao tiếp toán học: Củng cố ý nghĩa của phép nhân, sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép nhân. Vận dụng các bảng nhân 2, nhân 5 để tính toán Củng cố ý nghĩa của phép chia, chia đều. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép chia - Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các trường hợp cụ thể Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -), tính tổng của nhiều số hạng bằng nhau. Cảm nhận được sự tăng giảm của kết quả so với các thành phần tham dự phép tính (+, - , x , :) Xác định được thời gian khi kim phút chỉ 12, 3,6. Sử dụng từ ngữ diễn đạt khoảng, thời gian. - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học. 1.2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. 2. Phẩm chất: