Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học 2022-2023 - Đặng Ngọc Mỹ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học 2022-2023 - Đặng Ngọc Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_2_tuan_8_nam_hoc_2022_2023_dang_ngoc_my.docx
Nội dung text: Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học 2022-2023 - Đặng Ngọc Mỹ
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 CHƯƠNG TRÌNH KHỐI 2 TUẦN 08 Năm học: 2022 - 2023 Từ ngày 24/10/2022 đến ngày 28/10/2022 Thứ Tiết Môn Tên bài dạy 1 HĐTN SHDC: Tham gia tổng kết hoạt động chủ đề “Vì một cuộc sống an toàn” 2 Toán 12 trừ đi một số 3 Tiếng Việt Bà nội, bà ngoại (tiết 1) - Đọc Bà nội, bà ngoại 2 4 Tiếng Việt Bà nội, bà ngoại (tiết 2) - Đọc Bà nội, bà ngoại 24/10/2022 1 Đạo đức Bài 4: Bảo quản đồ dùng gia đình (tiết 2) 2 TNXH An toàn và giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường (tiết 1) 3 GDTC Bài 3: Giậm chân tại chỗ, đứng lại 1 TABN 2 TABN 3 Toán 13 trừ đi một số 4 TNXH An toàn và giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường (tiết 2) 3 1 Tiếng Việt Bà nội, bà ngoại (tiết 3) - Viết chữ hoa H, Học 25/10/2022 2 Tiếng Việt thầy, học bạn Bà nội, bà ngoại (tiết 4) - Từ chỉ hoạt động. Câu kiểu Ai thế nào? 3 Nhạc Thực hành: sử dụng nhạc cụ. Nhà ga âm nhạc 1 Tiếng Anh Unti 1 Culture 2 Tiếng Anh Consolidation 3 Tiếng Việt Bà tôi (tiết 1) - Đọc Bà tôi 4 Tiếng Việt Bà tôi (tiết 2) - Nghe - viết Bà tôi / Bảng chữ cái / Phân biệt l/n, uôn/uông 4 1 Toán 14,15,16,17,18 trừ đi một số (tiết 2) 26/10/2022 2 TV* Nghe viết: Bà nội, bà ngoại (3 khổ thơ cuối) 3 HĐTN SHCĐ: Xây dựng những lưu ý phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc. Sắm vai thực hành cách xử lí tình huống khi bị lạc.
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 1 GDTC Bài: Ôn tập chủ đề đội hình đội ngũ 2 Toán 14,15,16,17,18 trừ đi một số (tiết 2) 3 Tiếng Anh Move up: Lesson 6 4 Tiếng Anh Move up: Lesson 7 5 1 Tiếng Việt Bà tôi (tiết 3) - Mở rộng vốn từ Gia đình (tt) 2 Tiếng Việt Bà tôi (tiết 4) - Xem - kể Những quả đào 27/10/2022 3 H ĐGD NGLL1 Bài tập thực hành 1 H ĐGD NGLL2 Bài tập thực hành 2 Toán Bảng trừ (tiết 1) 3 Tiếng Việt Bà tôi (tiết 5) - Viết bưu thiếp 6 4 Tiếng Việt Bà tôi (tiết 6) - Đọc một bài văn về gia đình 28/10/2022 1 H ĐGD NGLL3 An toàn trong vườn bách thú 2 Mĩ thuật Phương tiện giao thông T2 3 HĐTN SHL: Chia sẻ những hiểu biết của em về cách phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc. Lồng ghép ATGT Bài 4 Thứ Hai ngày 24 tháng 10 năm 2022 HĐTN CHỦ ĐỀ 2: VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN TUẨN 8 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ Tham gia tổng kết hoạt động chủ đề “Vì một cuộc sống an toàn”I. I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc - Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tin cậy khi cần thiết. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 *Năng lực riêng: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc; Thực hiện những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc và tham gia giao thông an toàn - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi cần thiết 3. Phẩm chất: - Có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng trong việc phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên – SGK Hoạt động trải nghiệm 2;SGV Hoạt động trải nghiệm 2 – Trò chơi “Đèn xanh – đèn đỏ – đèn vàng"; – Các tình huống trong SGK Hoạt động trải nghiệm 2 cho hoạt động sắm vai; – Bảng phụ, giấy A3, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán, – GV có thể sử dụng kết hợp với vở bài tập (nếu có) để tổ chức các hoạt động 2. Đối với học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm 2, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS điều khiển lễ chào cờ. - HS chào cờ - Lớp trực tuần nhận xét thi - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. đua các lớp trong tuần qua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ - HS lắng nghe kế hoạch tuần sung và triển khai các công việc tuần mới.
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 mới. - HS tham gia lễ tổng kết các - GV khối lớp 2 cần phối hợp với Ban hoạt động theo chủ đề “Vì Giám hiệu, Tổng phụ trách Đội để tổ một cuộc sống an toàn” chức lễ tổng kết các hoạt động theo chủ đề “Vì một cuộc sống an toàn” như: Đố - HS tham gia buổi Sinh hoạt vui về an toàn giao thông, trình diễn các dưới cờ với ý thức nghiêm tiểu phẩm phòng tránh bị lạc, bị bắt túc, thái độ nhiệt tình, cổ vũ cóc, bạn bè, anh chị em trong lễ tổng kết. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: - GV nhắc nhở HS tham gia buổi Sinh hoạt dưới cờ với ý thức nghiêm túc, thái độ nhiệt tình, cổ vũ bạn bè, anh chị trong lễ - HS có thể ghi lại những điều cần lưu ý để đảm bảo cuộc sống an toàn sau lễ tổng kết. . TOÁN BÀI: 12 TRỪ ĐI MỘT SỐ (1 TIẾT) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Thực hiện được phép tính 12 – 5. - Khái quát hóa được cách tính 12 trừ đi một số - Vận dụng: + Thực hiện tính nhẩm 12 trừ đi một số (trừ qua 10 trong phạm vị 20) + Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính trừ để kiểm chứng cách tính 12 trừ đi một số.
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 + Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính toán. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. * Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất). - Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV. - 20 khối lập phương 2. Đối với học sinh - SGK, vở ghi, bút viết, bảng con - 10 khối lập phương III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 học mới. Cách tiến hành: - HS cả lớp tham gia chò trơi - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: + Nhắc lại phép tính 11 trừ đi một số + Cách làm khái quát của phép trừ qua 10 - HS lắng nghe trong phạm vi 20. - GV dẫn dắt vào bài mới. B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS thực hiện được phép tính 12 - 5 và các phép tính 12 trừ đi một số. Cách tiến hành: Bước 1: Thực hiện phép tính 12 - 5 - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4: - HS thảo luận, nhận biết vấn * Bước 1: Tìm hiểu vấn đề đề: - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi, quan sát 12 - 5 ? (Lúc đầu có 12 quả hình ảnh, nhận biết vấn đề cần giải quyết. chuối, ăn hết 5 quả, còn lại bao nhiêu quả chuối?) * Bước 2: Lập kế hoạch - HS thảo luận, thống nhất cách tính - GV cho HS thảo luận cách tính 12 - 5, có thể dùng các công cụ hỗ trợ như các khối lập phương, ngón tay, hình vẽ, + Khi giáo viên hỏi cách làm, HS chỉ cần thông báo làm bằng cách đếm, tính hay
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 dựa vào phép công. * Bước 3: Tiến hành kế hoạch - GV yêu cầu các nhóm thức hiện, viết - Các nhóm viết phép tính ra phép tính ra bảng con bảng con - GV gọi 1 vài nhóm trình bày ngắn gọn - Các nhóm trình bày. Có thể cách làm xảy ra một số tình huống: + Đếm bớt: 11,10, 9, 8, 7 12 – 5 = 7 + Đếm thêm 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 12 – 5 = 7 + Tính: • Tách 5 còn lại 7 12 – 5 = 7 • Tách 1 rồi tách 4 12 – 5 = 7 * Bước 4: Kiểm tra lại - GV giúp HS kiểm tra: • Dựa vào các phép cộng: • Kết quả Do 7 + 5 = 12 nên 12 – 5 = 7 • Phép tính có phù hợp vấn đề cần giải quyết 12 - 5? - HS lắng nghe GV
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 Bước 2: Giới thiệu 12 trừ đi một số - GV thể hiện phép tính bằng hình ảnh trực quan: Có 12 khối lập phương, cần bớt 5 khối lập phương - HS quan sát hình ảnh + Nếu ta bớt 2 khối lập phương, rồi lại bớt 3 khối lập phương nữa (tức là bớt 5 khối lập phương) thì sẽ chuyển được về các phép tính đã học. - HS lắng nghe • 12 – 2 = 10 • 10 – 3 = 7 12 – 5 = 7 Trừ 2 để được 10 rồi trừ 3 - GV nói: Ta luôn Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại hay Trừ để được 10 rồi lấy 10 trừ số còn lại C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại - HS lặp lại nhiều lần các kiến thức đã học Cách tiến hành: * Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT1 - GV cho HS tìm hiểu bài, và thực hiện các phép tính ra bảng con
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 - GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện các - HS tính các phép tính vào phép tính bảng con - GV sửa bài, giúp HS nhận biết 12 – 2 - 1 = 12 - 3 - HS lên bảng thực hiện các phép tính Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn - HS lắng nghe thành BT2 - GV yêu cầu đọc đề, nhận biết các phép tính - GV đặt câu hỏi: - HS nhận biết: các phép tính + Muốn lấy 12 trừ đi một số ta làm thế trong bài đều là 12 trừ đi một nào? số. + Trừ mấy để được 10? - HS trả lời + Trừ để được 10 rồi trừ số - GV yêu cầu HS thực hiện tính nhẩm, còn lại đọc kết quả + Trừ đi 2 - GV sửa bài, thường xuyên nhắc cho HS - HS đọc kết quả cách tính 12 trừ đi một số - HS lắng nghe Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT3 - GV cho HS đọc yêu cầu của bài và nhận biết nhiệm vụ - HS đọc và nhận biết nhiệm vụ: viết phép tính theo tranh - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, phân tích tranh. Viết phép tính để tìm số mèo còn lại - Các nhóm thảo luận phân tích tranh: + Lúc đầu có 12 con mèo
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 + Sau đó 3 con mèo rời đi - GV nhận xét bài làm của các nhóm Số mèo còn lại: 12 – 3 = 9 D. CỦNG CỐ - HS lắng nghe Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi hỏi nhanh – đáp gọn Cách tiến hành: - GV ra các câu hỏi: - HS trả lời nhanh: + Cách trừ qua 10 trong phạm vị 20 + Trừ để được 10 rồi trừ số + Cách tính 12 trừ đi một số còn lại - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ + Trừ 2 để được 10 rồi trừ số học tập của HS còn lại - HS lắng nghe RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: - Hướng dẫn HS lai thao tác đếm lùi cho các em chưa nhẩm tính được: Tài, Quyên, Khôi - Nhắc nhở HS viết số cẩn thận rõ ràng, tính toán chính xác.
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 TIẾNG VIỆT CHỦ ĐIỂM: ÔNG BÀ YÊU QUÝ BÀI 3: BÀ NỘI, BÀ NGOẠI I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nói được một vài điều em biết về ông bà, người thân; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài quan tên bài và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Tình cảm yêu thương, quý mến của bạn nhỏ đối với bà nội, bà ngoại và tình cảm của bà nội, bà ngoại với bạn nhỏ; biết liên hệ bản thân: yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà; kể được một số việc làm mà người thân đã chăm sóc em, giúp đỡ em và một số việc em làm để giúp đỡ, chăm sóc người thân. - Viết đúng chữ H hoa và câu ứng dụng. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Phân nhóm được từ ngữ chỉ hoạt động và từ ngữ chỉ tình cảm; tạo được câu mới từ từ ngữ đã cho; đặt được 1-2 câu nói về tình cảm gia đình. • Nói và viết đúng tên những người thân trong gia đình. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 - Giáo án. - Bảng phụ ghi hai khổ thơ đầu. - Thẻ từ ghi các từ ngữ ở Bài tập 3. - Tranh hoặc mô hình viên gạch để chơi trò chơi viết tên người thân. - Máy tính, TV b. Đối với học sinh - SHS. - Vở Tập viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 - 2 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu tên bài học: + GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp và - HS trả lời. trả lời câu hỏi: Nói một vài điều em biết về ông bà hoặc người thân của em theo gợi ý: + GV dẫn dắt vào bài học: Thật hạnh phúc khi ngoài bố mẹ, các em còn có ông bà nội, ngoại - những người vô cùng yêu thương và quan tâm, lo lắng cho các em như bố mẹ vậy. Có lẽ rất trong số rất nhiều các em ở đây, có những bạn đã dành những tình cảm yêu thương đặc biệt của mình cho bà nội, bà ngoại của mình. Bạn nhỏ trong bài thơ ngày hôm nay chúng ta học cũng dành tình cảm yêu quý, thương nhớ về hai người bà của mình. Chúng ta cùng vào Bài 3: Bà nội, bà ngoại để xem hình ảnh bà nội, bà ngoại trong con mắt
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 và trí nhớ của bạn nhỏ hiện lên như thế nào. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Bà nội, bà ngoại với giọng đọc tình cảm, chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ chỉ tình cảm. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS quan - HS trả lời: Bức tranh vẽ cảnh người sát tranh minh họa bài đọc cháu về quê thăm bà. Bà đưa cháu ra SH trang 66, 67 và trả lời thăm vườn (vườn trồng quả cam, qua câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh na sai trĩu quả). gì, em có dự đoán gì về nội dung bài đọc? - HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. - GV đọc mẫu toàn bài: + Giọng đọc tình cảm, chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ chỉ tình cảm: yêu cháu, lại thương, thiết tha. + Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. - HS chú ý lắng nghe và luyện đọc. - GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ khó: chuối, trồng, nguồn sông, thiết tha. Bước 2: Hoạt động nhóm - HS đọc bài. - GV mời 4 HS đọc văn bản: + HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “hai bà”. + HS1 (Đoạn 2): tiếp theo đến “cao tuổi”. + HS3 (Đoạn 3): tiếp theo đến “bà nội trông”.
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 + HS4 (Đoạn 4): đoạn còn lại. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó, đọc thầm lại bài đọc, trả lời câu hỏi trong phần Cùng tìm hiểu SHS trang 67 và rút ra được ý nghĩa của bài học, liên hệ bản thân. b. Cách thức tiến hành - HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: - HS đọc thầm. + Nguồn sông: nơi bắt đầu của một dòng sông. - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc 1 lần nữa để chuẩn bị trả lời câu hỏi phần cùng tìm hiểu SHS trang 67. Bước 2: Hoạt động nhóm - HS trả lời: Từ ngữ chỉ tình của bạn nhỏ với bà nội, bà ngoại: thương, nhớ - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu thiết tha. hỏi 1: Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ tình của bạn nhỏ với bà nội, bà ngoại? + GV hướng dẫn HS: Đọc lại đoạn 1,3,4 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi. - HS trả lời: Những chi tiết cho thấy - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hai bà rất yêu bạn nhỏ: hỏi 2: + Bà yêu cháu trồng chuối, trồng na. Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy hai bà rất + Bà ngoại mong, bà nội thương. yêu bạn nhỏ? + GV hướng dẫn HS: Đọc lại đoạn 2,3 để tìm câu trả lời. - HS trả lời: Bài thơ nói về tình cảm + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. của bạn nhỏ đối với bà nội, bà ngoại. - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3: Câu 3: Bài thơ nói về điều gì?
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 + GV hướng dẫn HS: Đọc lại cả bài thơ một - HS trả lời: Tình cảm yêu thương, lần nữa, xác định bài thơ nói đến những nhân quý mến của bạn nhỏ đối với bà nội, vật nào, đọc từng đáp án để tìm đáp án thích bà ngoại và tình cảm của bà nội, bà hợp. ngoại với bạn nhỏ. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. + Liên hệ bản thân: yêu quý, kính - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học, liên trọng, biết ơn ông bà. hệ bản thân. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: HS xách định giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng; nghe GV - HS trả lời: Giọng đọc tình cảm, chậm đọc lại 2 khổ thơ đầu; luyện đọc 2 khổ thơ rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ chỉ tình đầu, đọc thuộc lòng khổ thơ thứ nhất. cảm: yêu cháu, lại thương, thiết tha. b. Cách thức tiến hành: - HS lắng nghe, đọc thầm theo. Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc toàn bài - HS luyện đọc. và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc lại 2 khổ thơ đầu. - HS đọc bài, các HS khác đọc thầm Bước 2: Hoạt động nhóm theo. - GV yêu cầu HS luyện đọc 2 khổ thơ đầu. - HS đọc bài, các HS khác đọc thầm - GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng khổ thơ thứ theo. nhất. - GV mời 1-2HS đọc 2 khổ thơ đầu - GV mời 1 HS khá giỏi đọc lại toàn bài. Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi trong mục Hoa yêu thương. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu phần
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 Hoa yêu thương: Kể lại những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc: - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV hướng dẫn HS: + Nhớ lại những hoạt động, việc làm diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của em, kể lại những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc của người thân với em; của em với người thân. + Người thân có thể là ông bà, bố mẹ, anh chị em, họ nội, họ ngoại, Bước 2: Hoạt động nhóm - HS trả lời: - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi. + Những việc làm thể hiện sự quan Từng HS nói về những việc làm thể hiện sự tâm của em với người thân: lấy nước, quan tâm, chăm sóc của em với người thân và lấy tăm, múa, hát, kể chuyện, đấm của người thân với em. lưng, nhổ tóc trắng, - GV mời đại diện 3-4 HS trình bày kết quả. + Những việc làm thể hiện sự quan tâm của người thân với em: nấu ăn, - GV nhận xét, khen ngợi HS kể được nhiều giặt giũ, chở đi học, dậy học, đi khám việc làm. bệnh, đi công viên, mua sắm quần áo đẹp, RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: - Luyện đọc từ ngữ: bà ngoại, trồng - Giải nghĩa từ: na, trông - Dặn dò HS có thể viết khổ thơ em thích vào sổ tay . . ĐẠO ĐỨC BÀI 4: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH ( TIẾT 2 ) I. MỤC TIÊU
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 1. Kiến thức - Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình; - Nêu được vì sao phài bảo quản đồ dùnggia đình; - Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đình; - Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình. 2. Năng lực *Năng lực chung: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi * Năng lực riêng: - Nhận ra được một sổ biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình; nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình. - Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống bảo quản đồ dùng gia đình đúng cách. - Thực hiện được những việc để bảo quản đồ dùng gia đình. - Đóng tình với thái độ, hành vi thể hiện biết bảo quản đồ dùng gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không biết bảo quản đồ dùng gia đình. 3. Phẩm chất: Trách nhiệm – thực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đồ dùng gia đình, nhắc nhở người thân bảo quản đồ dùng gia đình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: SGK đạo đức 2, bộ tranh, video clip về ý thức trách nhiệm trong bảo quản đồ dùng gia đình. 2. Đối với học sinh: sgk đạo đức 2, VBT đạo đức 2 (nếu có). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc, giúp HS xác định được chủ đề bài học mới.
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS quan sát tranh, xác định nội - HS làm việc theo cặp, trả lời dung từng tranh, liên kết các tranh thành câu câu hỏi chuyện hoàn chỉnh. - GV mời 1 – 2 HS kể lại câu chuyện bằng ngôn - Một số nhóm kể lại tình ngữ của mình. huống - GV yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình về việc làm của bạn Na: Nếu là Na, em có làm như bạn không? Vì sao? - HS trả lời câu hỏi - GV nhận xét các câu trả lời của HS, dẫn dắt vào - HS trao đổi nhóm, nêu ý kiến bài mới: Việc làm của bạn Na không đúng, gây cá nhân. tốn điện và có nguy cơ làm hỏng tủ lạnh, Như vậy, trong gia đình để bảo quản tốt đồ đạc, chúng ta - HS lắng nghe GV giới thiệu cần thực hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm bài mới. hiểu bài học B. KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Bạn nào trong tranh biết bảo quản đồ dùng gia đình Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của việc biết/không biết bảo quản đồ dùng gia đình. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4, mỗi nhóm nhận 1 tranh và nhận nhiệm vụ: quan sát tranh, xác định nội dung tranh, đánh giá việc làm của các bạn trong tranh, trình bày kết quả thảo luận. + Nhóm 1 – tranh 1 - HS làm việc nhóm + Nhóm 2 – tranh 2
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 + Nhóm 3 – tranh 3 + Nhóm 4 – tranh 4 - HS suy nghĩ câu trả lời - GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một tranh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá dẫn dắt, kết luận: - Đại diện nhóm báo cáo, các + Tranh 2,4: các bạn biết bảo quản đồ dùng gia nhóm khác nhận xét. đình. + Tranh 1,3: các bạn chưa biết bảo quản đồ dùng - HS nghe GV nhận xét gia đình - GV bổ sung thêm: + Tranh 1: Việc đùa nghịch của bạn nữ vừa làm hỏng rèm cửa, vừa rất nguy hiểm vì cạnh của dải rèm cửa có thể làm tổn thương phần cổ của bạn đó. + Tranh 3: Việc nô đùa, nhảy nhót của hai chị em vừa làm nệm ghế bị lún, vừa không an toàn, dễ bị mất thăng bằng và ngã khỏi ghế. - GV đặt tiếp câu hỏi cho cả lớp: với các tình huống 1,3, Em sẽ khuyên các bạn như thế nào? Ở nhà có khi nào em đùa nghịch như các bạn đó không? - GV gọi HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe và trả lời Hoạt động 2: Nêu thêm những việc làm có thể làm để bảo quản đồ dùng gia đình Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm một số việc làm để
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 bảo quản đồ dùng gia đình. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: mỗi nhóm đều có nhiệm vụ thảo luận để đề xuất, chia sẻ những việc làm phù hợp, vừa sức, an toàn nhằm bảo quản đồ dùng gia đình một cách hiệu quả. - GV quan sát và hướng dẫn HS thảo luận. - HS lắng nghe - GV gọi nhóm đại diện trả lời. - GV tổng hợp và rút ra kết luận: - HS tiếp thu câu hỏi, tìm câu + Việc bảo quản đồ dùng gia đình trước hết phải trả lời bắt đẩu từ ý thức của mỗi thành viên trong gia đình, trong đó có bản thân em. - HS nghe GV tổng kết hoạt + Mỗi đồ dùng khác nhau sẽ có những cách thức động. bảo quản khác nhau. + Cần tìm hiểu tính chất, đặc điểm của mỗi đồ dùng gia đình để biết cách bảo quản phù hợp. Hoạt động 3: Vì sao cần bảo quản đồ dùng gia đình Mục tiêu: Giúp HS nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình. Cách tiến hành: - GV đặt một số câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: + Vì sao cần bảo quản đồ dùng gia đình? - GV gọi HS đứng dậy nêu lên suy nghĩ của bản thân. GV ghi lại các ý kiến. - GV tổng hợp ý kiến, trình bày: - HS trình bày trước lớp + Biết bảo quản thì đồ dùng gia đình mới bền, đẹp và sử dụng được lâu dài.
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 + Biết bảo quản thì đồ dùng gia đình mới phục vụ hiệu quả cho việc sinh hoạt của những người thân. - HS nghe GV chốt lại nội + Bảo quản đồ dùng gia đình chính là thực hành dung. tiết kiệm; thể hiện trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình và cộng đồng. C. LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh Mục tiêu: HS biết nhận xét, bày tỏ thái độ trước việc biết/không biết bảo quản đồ dùng gia đình. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát 2 tranh và nhận xét: + Tranh 1: Em có nhận xét gì về việc làm của bạn trong tranh? + Tranh 2: • Việc làm của bạn là đúng hay sai? • Em có lời khuyên gì với bạn? - HS bắt cặp đôi • Em đã làm gì để giữ tường nhà luôn sạch đẹp? - GV gọi HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung: Tranh 1: - HS tiếp nhận câu hỏi + Bạn đã biết giúp bố mẹ bảo quản đồ gốm, sứ đúng cách; - HS suy nghĩ câu trả lời + Bạn đã biết giúp bố mẹ bảo quản đồ dùng gia - HS đứng dậy báo cáo kết quả đình bằng những việc làm phù hợp, vừa sức; trước lớp + Việc làm của bạn giúp cho những bình hoa của - HS nghe GV nhận xét. gia đình được bền và đẹp, v.v.
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 Tranh 2: Bạn nam dùng bút màu vẽ lên tường phòng ngủ. + Bạn làm bức tường bị lem bẩn; + Bạn chưa hiểu việc giữ gìn phòng ngủ của mình cũng là giữ gìn tài sản gia đình; + Việc làm của bạn khiến bố mẹ phải tốn tiến thuê thợ sơn lại tường, + Lời khuyên: Phải có ý thức giữ gìn, bảo quản tài sản gia đình; không tự ý viết, vẽ lên tường nhà. Hoạt động 2: Việc làm của bạn hỏ trong tranh thể hiện điều gì? Mục tiêu: HS hiểu được ích lợi và đồng tình với hành vi biết bảo quản đồ dùng gia đình; hiểu được tác hại và không đồng tình với hành vi chưa biết bảo quản đồ dùng gia đình. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi: quan sát tranh, kể lại tình huống và nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh. - GV đặt câu hỏi: + Việc làm của bạ nhỏ trong tranh thể hiện điều gì? + Em có nên làm như bạn không? Vì sao? - HS thảo luận theo cặp đôi, kể lại tình huống. - GV gọi HS trả lời - GV nhận xét, chuẩn kiến thức: - Đại diện cặp đôi trình bày kết + Tranh 1: Bạn nữ tắt điện khi ra khỏi phòng. quả. + Tranh 2: Hai bạn nhảy nhót, nô đùa trên giường - HS liên hệ, kể lại việc làm của
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 nệm. bản thân. + Tranh 3: Hai anh em lấy dụng cụ nhà bếp làm đổ chơi. - GV nhấn mạnh ý nghĩa của việc bảo quản đồ - HS trả lời. dùng gia đình, hiểu được tác hại và không đồng tình với hành vi chưa biết bảo quản đồ dùng gia đình. Hoạt động 3: Sắm vai Tin xử lí tình huống Mục tiêu: HS biết nhắc nhở bạn bè, người thân - HS lắng nghe bảo quản đồ dùng gia đình. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 và cho các em sắm vai xử lí tình huống (1 HS sắm vai Bin, 1 HS sắm vai anh trai của Bin, 2 HS quan sát, nhận xét, góp ý; sau đó đổi ngược lại: 2 HS đã sắm vai sẽ quan sát, nhận xét, góp ý; 2 HS đã quan sát, nhận xét, góp ý sẽ sắm vai). - GV cho HS quan sát tranh đề nắm được nội dung - Các nhóm quan sát tranh để tình huống, sau đó gợi ý để các nhóm phân tích, hình dung tình huống. xử lí tình huống qua hình thức sắm vai: + Anh trai Tin đang làm gì? Anh trai đề nghị điều gì với Tin? + Nếu là Tin, em sẽ nói với anh trai thế nào và sẽ - HS lắng nghe câu hỏi gợi ý làm gì trong tình huống đó? của GV - GV mời một nhóm thể hiện cách xử lí của nhóm - Các nhóm đưa ra cách xử lí. mình, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Sau đó GV mời thêm 1 - 2 nhóm có cách xử lí khác lên thể
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 hiện. - GV tổ chức cho cả lớp trao đổi, thảo luận về những cách xử lí mà các nhóm vừa thể hiện: - Một nhóm trình bày trước lớp, không đồng tình với hành động của anh trai Tin. các nhóm khác nhận xét. D. VẬN DỤNG Hoạt động 1: Chia sẻ với các bạn về những việc - HS nghe nhận xét, tổng kết làm để bảo quản đồ dùng gia đình. hoạt động của GV. Mục tiêu: HS chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm bảo quản đồ dùng gia đình. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 6; trong mỗi nhóm, các em chia sẻ với nhau về những việc làm thể hiện bản thân đã biết hoặc chưa biết bảo quản đồ dùng gia đình. - Mỗi nhóm lựa chọn một việc làm hoặc một mẹo hay để bảo quản đồ dùng gia đình. - GV gọi 1 số HS chia sẻ trước lớp. - HS hoạt động nhóm, chia sẻ - GV nhận xét, sơ kết hoạt động. cho nhau việc làm của bản thân. - GV chia sẻ một số mẹo hay, ví dụ: dùng chanh để rửa chén cốc sẽ giúp chúng trở nên sạch sẽ, - Các nhóm chọn một việc chia không cần phải dùng đến hóa chất tẩy rửa sẻ trước lớp. Hoạt động 2: HS thực hành nhắc nhở người - HS nghe và trả lời câu hỏi thân và các bạn luôn bảo quản đồ dùng gia - HS nghe nhận xét, tổng kết đình. hoạt động của GV. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 bảo quản đồ dùng gia đình. Cách tiến hành: - GV đặt câu hỏi: Em đã thực hành bảo quản đồ dùng gia đình thông qua những hành động cụ thể nào? Em đã nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện như thế nào? - GV gọi HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe câu hỏi Hoạt động củng cố, dặn dò - GV cho cả lớp đọc bài thơ Hằng ngày em bảo - HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời. quản - Gv nhắc HS có ý thức bảo quản đồ dùng gia đình. - GV kết luận, tổng kết bài học. - HS đọc bài thơ - HS nghe GV tổng kết. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: - GV nhắc nhở HS có ý thức thực hành nội dung bài học và báo cáo vào tiết sinh hoạt lớp. - Tuyên dương những em biết giữ gìn bảo quản đồ dùng trong lớp. TỰ NHIÊN XÃ HỘI AN TOÀN VÀ GIỮ VỆ SINH KHI THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG ( TIẾT 1 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phẩm chất:
- Trường Tiểu học Ấp Đình Giáo viên: Đặng Ngọc Mỹ Lớp 2.1 - Chăm chỉ: thường xuyên tham gia các công việc giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường. - Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. - Trách nhiệm: Có ý thức giữ an toàn cho bản thân và người khác trong khi tham gia các hoạt động ở trường. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; thực hiện được những việc giữ an toàn và vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường. b. Năng lực đặc thù: - Xác định được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia những hoạt động ở trường và cách phòng tránh. - Thực hiện được việc giữ vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Các hình trong SGK bài 8; Phiếu khảo sát. 2. Học Sinh: - SGK, VBT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Thời Hoạt động của GV Hoạt động của HS lượng 5’ A. KHỞI ĐỘNG